Những phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra xem mình hiện đang “phì nhiêu” đến mức nào.

Không ít bạn trong chúng ta đang ở trong tình trạng bị thừa mỡ do thói quen ngồi lì một chỗ quá nhiều và lười vận động.

Bạn có biết, cơ thể ta ngoài cơ bắp, xương, nội tạng, thần kinh thì còn có một phần với khối lượng tương đối lớn đó là Body Fat – khối lượng mỡ trong cơ thể. 

Khối lượng này thường chiếm từ 3% tới 40% khối lượng cơ thể, tùy vào người béo hay gầy, nam hay nữ mà phần trăm Body Fat khác nhau.

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể đo được lượng mỡ thừa nhằm mục đích tiêu diệt chúng? Với các cách tự đo mức chất béo trong cơ thể dưới đây, bạn có thể dễ dàng tự đánh giá bản thân liệu có đang “bị thừa mỡ thiếu cơ” không. Sau khi đo xong, bạn đừng quên so sánh kết quả với bảng ở cuối bài nhé!

Giờ thì còn chần chừ gì mà không cùng đo lượng mỡ thừa trong cơ thể bạn với một vài phương cách sau:

1. Bằng mắt thường

Mặc dù sở hữu đôi mắt tinh tường thì phương pháp đo bằng mắt thường này chỉ đưa ra cho bạn một cái nhìn tương đối mà thôi.

 

Theo đó, bạn có thể sử dụng một loạt những bức ảnh tương ứng với các tỉ lệ mỡ cơ thể khác nhau và so sánh với chính bản thân mình. Tuy nhiên, mắt người có xu hướng “nịnh” chúng ta khi tự ngắm mình trong gương nên các chỉ số này không thực sự chính xác.

2. Sử dụng kẹp đo


Những chiếc kẹp đo này là vật dụng chuyên dùng để lấy số đo cơ thể. Bạn có thể “kéo” phần chất béo ở một vị trí trên cơ thể căng hết mức có thể, sử dụng kẹp đo lấy số và sau đó so sánh với biểu đồ để tìm được tỉ lệ phần trăm mỡ của mình.

Bảng so sánh của nam

Bảng so sánh của nữ

Chiều dọc của bảng là khung độ tuổi của bạn, chiều ngang là kích thước “cục mỡ” được kéo ra tính trên đơn vị milimet. Sau khi đối chiếu, bạn sẽ biết được cơ thể của bạn có tỉ lệ mỡ là bao nhiêu và lượng mỡ đó so với độ tuổi là ở mức nào (gầy, tiêu chuẩn, trung bình, trên trung bình).

Cách đo này được dựa trên giả định rằng độ dày của lớp mỡ dưới da sẽ phản ánh một tỉ lệ không đổi tổng số chất béo trong cơ thể. 

 

Phương pháp này thường được thực hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể để cải thiện tính chính xác của phép đo. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào người đo cũng như nơi bạn đo trên cơ thể và có thể sai lệch không ít.

3. Sử dụng các công thức đo

Hai phép đo phổ biến nhất hiện nay được nhiều người áp dụng là công thức của Hải quân Mỹ (Navy body fat) hay phép đo YMCA (YMCA formula). 

Công thức YMCA được tính dựa trên cân nặng và số đo vòng 2 của bạn. 

 

Nếu là nam, tỉ lệ mỡ được tính theo công thức: 

 

[-98,42 + (4,15 x số đo vòng 2) – (0,082 x cân nặng)]/cân nặng. 

 

Nếu là Nữ, công thức cũng gần giống vậy nhưng con số -98,42 sẽ được thay bằng -76,76. Cụ thể:

 

[-76,76 + (4,15 x số đo vòng 2) – (0,082 x cân nặng)]/cân nặng. 

 

Cần nhớ rằng, bạn phải quy đổi chiều cao và cân nặng ra đơn vị inch và pound (1 inch = 2,54cm; 1kg = 2,2 pound).

 

Công thức của Hải quân Mỹ (US Navy formula) lại có phần phức tạp hơn nhưng không phải quy đổi đơn vị. 

 

Nếu là nam, hãy tính theo công thức: 

 

495 / [1,0324 –  0,19077 x log10(Số đo vòng 2 tính tại lỗ rốn – số đo vùng cổ tại vùng nhỏ nhất) + 0,15456 x log10(chiều cao)] – 450

 

Còn nếu là nữ, công thức sẽ là: 

 

495 / [(1,29579 – 0,35004 x log10(Số đo vòng 2 tại rốn + số đo hông – số đo vùng cổ nhỏ nhất) + 0,22100 x log10(chiều cao)] – 450

Để đơn giản hơn, các bạn chỉ cần tra Google: YMCA formula hoặc US Army Formula, sẽ ra những trang web có thể tính tự động cho bạn sau khi nhập vào các thông số nhất định. 

 

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây chỉ là công thức dựa trên một số chỉ số nhất định nên kết quả của phép đo có thể là tương đối.

4. Máy đo

Phương pháp tiếp theo đó là sử dụng máy đo “bioelectrical impedance analysis” (BIA) – tạm dịch là phân tích trở kháng điện sinh học. 

Một dòng điện sẽ được cho chạy xuyên qua cơ thể: từ bàn tay thông qua phần thân trên xuống cánh tay còn lại, hoặc theo cách tương tự xuống hai chân. Dựa trên cách phân bố của chất béo trong cơ thể bạn, phương pháp này sẽ đưa ra các kết quả khác nhau.


Một số phòng tập thể hình tại Việt Nam cũng có trang bị chiếc máy này, hoặc bạn có thể tự mua máy để sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này có thể sai lệch lớn dựa trên mức tích trữ nước của cơ thể. 

Một số loại máy cho kết quả đạt độ chính xác cao lại có mức giá khá đắt: 5.000 USD – 7.000 USD (khoảng 110 – 150 triệu đồng).

Và đây là kết quả của bạn, hãy cùng check nhé!

Với bảng kết quả này, hẳn bạn sẽ biết mình đang bị thừa bao nhiêu mỡ trong cơ thể rồi chứ?

Nguồn: Nerd Fitness, Livestrong, Wikipedia